Sáng tác Shahnameh

Vụ ám sát Hoàng đế Sassanid Khosrau II, minh hoạ trong bản Shahnameh của Shah Tahmasp của Abd al-Samad năm 1535Shahnameh (Sách Đế vương) Abu'l Qasim Firdausi (935–1020)

Ferdowsi bắt đầu đặt bút viết Shahnameh vào năm 977 sau Công nguyên, và hoàn thành nó vào ngày 8 tháng 3 năm 1010 sau 33 năm dày công thực hiện.[2] Shahnameh được xem như là một tượng đài thi ca và thuật chép sử. Nó bao gồm chủ yếu những bài thơ viết lại những gì mà bản thân Ferdowsi, những người đương thời, những người đi trước ông xem như là thuật lại lịch sử Iran cổ đại. Nhiều bản tường thuật như vậy đã tồn tại trong văn xuôi từ trước, ví dụ như Abu-Mansuri Shahnameh. Một phần nhỏ của tác phẩm, nằm trong những đoạn văn nằm rải rác khắp Shahnameh, được viết hoàn toàn theo ý tưởng của chính ông.

Shahnameh là một thiên sử thi gồm hơn 50.000 câu thơ được viết bằng tiếng Ba Tư. Nó dựa chủ yếu vào một tác phẩm văn xuôi cùng tên được chính Ferdowsi viết khi ông còn ở Tus. Phần lớn tác phẩm văn xuôi mang tên Shahnameh này ngược lại lại là một bản dịch từ một tác phẩm được bằng tiếng Pahlavi (tiếng Ba Tư Trung đại) viết vào cuối thời Sassanid, được gọi bằng cái tên Xwadāynāmag ("Cuốn sách của những Đế vương"), là một cuốn sách thu thập những mẫu chuyện về các vị vua chúa và anh hùng trong truyền thuyết tới triều đại của Khosrau II (590–628). Cuốn Xwadāynāmag chứa đựng những thông tin về giai đoạn cuối của triều đại Sassanid nhưng dường như nó không chứa đựng thông tin lịch sử nào về giai đoạn đầu của triều đại Sassanid (thế kỷ 3-4).[3] Ferdowsi đã thêm thắt ít nhiều, để phạm vi của tác phẩm kéo dài đến khi triều đại Sassanid bị người Ả Rập lật đổ vào giữa thế kỷ thứ 7.

Người đầu tiên tóm tắt lại lịch sử Ba Tư thời Tiền-Hồi giáo là Abu-Mansur Daqiqi, một người đương thời của Ferdowsi và là một nhà thơ trong triều đình nhà Samanid. Daqiqi có lẽ là một tín đồ Bái hỏa giáo, một điều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vào thời bấy giờ. Daqiqi cuối cùng đã bị một nô lệ người Turk đâm chết. Trước khi bị giết chết một cách bạo lực, ông đã viết một tác phẩm được gọi là Schāhnāme-ye Mansur gồm nghìn câu.[4] Những câu thơ này phác hoạ về triều đại của Goštāsp cho đến sự nổi lên của tiên tri Zoroaster. Một câu thơ của ông như sau:[5]

"Hỡi Daqīqī, những gì sinh ra trên thế giantừ cái thiệncái ác, đã chọn ra bốn thứ:Đôi môi màu ngọc đỏ và âm thanh của đàn hạc,Rươu vang đỏ thắm và lời hát của Zarathustras."

Firdowsi đã kể lại rằng Daqīqī đã báo mộng cho ông và yêu cầu ông tiếp tục công việc đang giang dỡ. Firdowsi đã sử dụng một số câu thơ của Daqīqī trong tác phẩm của mình.[6] Firdowsi đã viết cuốn sử thi đồ sộ của mình vào một thời điểm khi mà triều đại Ghaznavid mới quay sang một hệ tư tưởng của một nhà nước Hồi giáo và không coi trọng những tư tưởng tiền Hồi giáo nữa. Trong thơ của ông, Firdowsi đã dùng phương pháp tiếp cận khôn ngoan hơn Daqīqī, ông tránh dùng cách hành văn mang hơi hướng Hoả giáo. Một số học giả cho rằng, một số câu thơ của Daqīqīs vốn gây tranh cãi đối với tầng lớp cầm quyền, không được Firdowsi sử dụng.[5] Tuy nhiên, tác phẩm này vẫn chứa đựng những đầu mối rõ ràng đến những truyền thống Hoả giáo của Iran vẫn còn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay, và một trong số đó là "Nowruz", tết của người Iran.

Để tránh người đời thù địch, Firdowsi đã dâng tác phẩm của mình lên Sultan Mahmud của Ghazni.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Shahnameh http://shahnameferdowsi.blogfa.com/ http://www.daryadadvar.com/Darya-Video/Rostam-Sohr... http://www.greatworkspreserved.com/shahnama/ http://www.heritageinstitute.com/zoroastrianism/sh... http://www.iranchamber.com/geography/articles/anci... http://www.iranchamber.com/literature/shahnameh/ch... http://www.iranchamber.com/literature/shahnameh/sh... http://www.iranica.com/newsite/articles/v4f1/v4f1a... http://www.iranica.com/newsite/articles/v9f5/v9f54... http://radiozamaaneh.com/literature/2008/08/print_...